Một trong những ngành đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho người dân Việt Nam là ngành bất động sản, trong đó có hoạt động của các công ty xây dựng. Thị trường Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư để đầu tư vào ngành xây dựng tại đây. Vậy lý do vì sao nên đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thị trường đầu tư xây dựng tại Việt Nam năm 2023
Trong tình hình khó khăn chung của cả nước (thậm chí là toàn cầu) khi nền kinh tế bị chao đảo, chậm phát triển sau khi dịch covid-19 đi qua, Bộ xây dựng đã có những nỗ lực vượt khó, đạt các kết quả tươi sáng. Bộ đã quán triệt chỉ đạo, phương châm hành động của Chính phủ với chủ đề năm 2023 “Đoàn kết, ký cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” và xác định rõ 2023 là năm quan trọng để hiện thực hóa kế hoạch 05 năm (2021-2025).
Kết quả là trong 06 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đạt 4,74% so với cùng kỳ năm 2022 (cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước), tỷ lệ đô thị hóa đạt 42%, tỷ lệ lập quy hoạch chung đạt 100%, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 25,6 m2 sàn/người;.v.v. Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc, đã có 898 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 45 đô thị loại III và 94 đô thị loại IV.
Số lượng nhà ở xã hội giai đoạn nửa đầu năm 2023 cũng cho thấy những con số ấn tượng. Hiện nay đã có 9 dự án được khởi công, với khoảng 18.768 căn, trong đó có 6 dự án, quy mô 7.730 căn, nhà ở công nhân 3 dự án, quy mô 11.038 căn.
Báo cáo tài chính của Ngân hàng cũng cho thấy sự hỗ trợ lớn về mặt tài chính của ngân hàng cho người đi vay. Cụ thể, cả nước đã giải ngân được trên 6.200 tỷ đồng cho khoảng 15.000 khách hàng vay vốn nhằm mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Nguồn tham khảo:
- https://baochinhphu.vn/toc-do-tang-truong-nganh-xay-dung-tang-447-so-voi-cung-ky-102230706172612581.htm
- https://baodauthau.vn/trien-vong-nganh-xay-dung-nam-2023-diem-sang-tu-khu-vuc-ha-tang-va-cong-nghiep-post136482.html
- http://tapchixaydungbxd.vn/thi-truong/bat-dong-san/-kich-ban-nao-cho-thi-truong-dat-nen-truoc-va-sau-tet-nguyen-dan-.html
Vì sao nên đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam? Ưu điểm, lợi ích khi đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam
Nhìn vào những kết quả và nỗ lực của cơ quan nhà nước trong ngành xây dựng và đầu tư, dưới đây là những lý do vì sao nên đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam có sự mở cửa rộng lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong phân ngành
- Thi công xây dựng nhà cao tầng (mã CPC 512)
- Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (mã CPC 513)
- Công tác lắp dựng và lắp đặt (mã CPC 514, 516)
- Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (mã CPC 517)
- Các công tác thi công khác (mã CPC 511, 515, 518)
Thứ hai, ngành xây dựng hạ tầng và công nghiệp có tín hiệu tích cực trong năm 2023 và năm tới
Trong năm 2023, ngành xây dựng hạ tầng (đặc biệt hơn là các dự án cao tốc) sẽ vẫn có xu hướng tăng giá, dù chi phí nguyên liệu đầu vào cao. Giai đoạn 2023-2024 được các chuyên gia dự đoán sẽ trở thành cao điểm của giải ngân đầu tư công, mang đến nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn cho doanh nghiệp xây dựng hạ tầng.
Thêm vào đó, Báo cáo từ Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), năm 2022 ghi nhận số lượng công việc giảm mạnh, chỉ riêng ngành xây dựng công nghiệp vẫn ổn định đà phát triển dù ngành này chỉ chiếm 10%. Từ đó, bức tranh tươi sáng năm 2023 tiếp tục được mở ra với ngành xây dựng công nghiệp, với 66,7% doanh nghiệp đặt niềm tin vào ngành đầu tư này.
Xem thêm: Thành lập công ty 100 vốn nước ngoài của công ty luật siglaw
Thứ ba, những cơ hội phát triển ngành xây dựng
Những nhà đầu tư toàn cầu có những khẳng định cam kết đầu tư nhiều hơn cho Việt Nam trong thời gian tới. Nhờ đó, một lượng lớn công nghệ hiện đại, nhân sự có tay nghề cao từ nước ngoài sẽ tới Việt Nam, giúp ngành xây dựng của Việt Nam phát triển, nâng cấp.
Không chỉ vậy, các chỉ số khác giúp tăng trưởng ngành xây dựng, đem lại lợi nhuận cao hơn cho các công ty xây dựng cũng tăng như vị thế và năng lực cạnh tranh, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của công ty rõ ràng và nắm bắt xu hướng thị trường hơn, sản phẩm chất lượng với giá cạnh tranh tăng cao,…
Thứ tư, cú hích từ covid-19 sẽ giúp ngành xây dựng lột xác
Đại dịch covid-19 xuất hiện gây ra sự chao đảo, chững lại của nền kinh tế, tuy vậy, đây có thể coi là một cú hích, siết chặt tín dụng, công nghệ sản xuất mới hay quy trình số hóa,…giúp doanh nghiệp xây dựng đầu tư dần dần “chuyển mình” với diện mạo hoàn toàn mới, mạnh mẽ và bền bỉ hơn.
Dù là ngành thường bị động do dòng tiền, nguồn nguyên vật liệu, lợi nhuận, đối tác,… nhưng ở giai đoạn hiện nay, những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dần có thế chủ động hơn, có thể tự tìm ra các giải pháp có lợi cho bản thân và khẳng định uy tín với nhà đầu tư, khách hàng và bên liên quan hơn.
Xem thêm: Dịch vụ Giấy phép lao động của công ty luật siglaw.
Thách thức lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam trong thời gian tới
Mặc dù có những khởi sắc như đã đề cập, ngành xây dựng tại Việt Nam năm 2023 có các thách thức mà nhà đầu tư cần vượt qua để có thể có một năm hoạt động hiệu quả. Cụ thể:
Thách thức về chi phí lao động tăng cao
Dữ liệu về xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý I/2023 và dự báo quý II/2023 của Tổng cục Thống kê, chỉ số cân đối chi phí nhân công trực tiếp quý I/2023 so với quý IV của năm 2022 sẽ tăng lên khoảng 12% và dự kiến quý 2 năm 2023 sẽ tăng khoảng 32% so với quý 1 năm 2023.
Chuyên gia phân tích rằng, các nhà quản lý tuyển dụng xây dựng trong bối cảnh “thiếu số lượng và kém chất lượng” có thể phát triển lực lượng lao động của mình bằng cách:
- Đối với những doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp, lựa chọn tốt nhất là thuê những nhân công chưa có kinh nghiệm. Nhưng, việc làm như vậy sẽ tạo ra các rủi ro liên quan đến chất lượng đầu ra của thành phẩm, dễ phát sinh chi phí, tăng khối lượng công việc vì phải sửa lại sản phẩm lỗi. Chưa kể ban lãnh đạo sẽ mất thêm nhiều thời gian để đào tạo, quản lý và giám sát.
- Hoặc những công ty chọn phương án khó hơn có thể tiếp tục sử dụng đội ngũ lành nghề hiện có của họ. Nếu lựa chọn phương án này thì phải cân nhắc tới chi phí duy trì, giữ chân nhân viên tăng dần theo thời gian
Thách thức về lao động chất lượng thiếu hụt dù số lượng lao động tăng cao
Dưới áp lực từ tín dụng thắt chặt và cản trở của các quy định pháp lý, hàng loạt dự án bị đình trệ, tạm dừng xây dựng. Không chỉ vậy, nhà đầu tư còn gặp khó khăn về tiến độ thanh toán, các nhà thầu khó duy trì chính sách bồi thường như trước, dẫn đến nhiều lao động có tay nghề không giữ được việc làm và buộc phải chuyển sang làm ngành khác.
Ngược lại, những nhân sự trong lĩnh vực xây dựng đều hiểu rằng việc tìm kiếm và xây dựng được một nhòm nhân viên vừa phối hợp ăn ý, vừa có tay nghề cao là điều vô cùng khó khăn. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã khiến phần lớn lực lượng lao động có tay nghề phải về quê và không quay trở lại thành phố, trong khi các nhân sự mới không thể thay thế kịp thời. Cơ cấu nhân viên tự nhiên này đã báo động cho một cuộc khủng hoảng lao động vào năm 2023.
Thách thức về lạm phát gây tác động hai chiều lên ngành xây dựng
Sau đại dịch covid-19, kinh tế toàn cầu suy thoái, tăng trưởng từ 5,5% năm 2021 và tiếp tục tăng thêm 3,2% vào năm 2022. Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia có điểm sáng về tăng trưởng kinh tế GDP trong Quý I năm 2023, nhưng mức lạm phát lại ở 3,15%.
Theo số liệu công bố quý I/2023 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng xây dựng quý I/2023 tăng 1,08% so với quý trước và tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát đã khiến cán cân cung – cầu thay đổi theo hướng tiêu cực. Một mặt kéo giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhưng lại khiến nhu cầu mua một số loại nguyên vật liệu bắt đầu giảm.