Kinh tế – tài chính phát triển kéo theo đó là nhu cầu về nhà ở cao từ tầng lớp trung lưu đang tạo nên nguồn cầu lớn cùng với việc quỹ đất phát triển đô thị sắp tăng lên đã và đang tạo thêm động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh.
Từ báo cáo diễn biến thị trường bất động sản được công bố đầu tháng 5/2020, đại diện Địa Ốc Long Phát cho biết, trong những tháng giữa và cuối năm 2020, với hàng loạt các yếu tố tích cực dưới đây sẽ là đòn bẩy tạo đà đẩy mạnh thị trưởng bất động sản tăng tốc và về đích ấn tượng.
Đẩy mạnh mở rộng quỹ đất đô thị
Theo thông tin mới nhất từ BĐS Long Phát, thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành đề án chuyển mục đích sử dụng khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp trở thành đất công nghiệp, dịch vụ, đất đô thị, tiến hành đô thị sáng tạo. Đây được xem là cơ sở và động lực để mở rộng thị trường bất động sản trong trung hạn và dài hạn.
Dân số vàng mở ra trào lưu BĐS mới
Với mật độ dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam được xem như là một đất nước đang ở giai đoạn dân số vàng. Trong khi đó, độ tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ tới gần 60%, Internet là phương tiện kết nối được hầu hết đa số người sử dụng lên đến 50 triệu người, chiếm tỷ lệ tới 53%. Kèm theo đó là tốc độ đô thị hóa đang được thúc đẩy mạnh mẽ cùng với nền tảng dân số này, các khu đô thị mang quy mô lớn đang tạo cơ hội, khả năng kinh doanh bất động sản đa dạng, phong phú điển hình như Thành Phố Hồ Chí Minh.
Lực cầu đầy tiềm năng – Tầng lớp trung lưu
Sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu góp phần thúc đẩy kinh tế tài chính đi lên, từ đó có thể tiên liệu được thu nhập GDP bình quân đầu người của đất nước Việt Nam rơi vào mốc khoảng 5.000 đô la Mỹ vào năm 2020. Yếu tố này sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ làm gia tăng nhu cầu xây dựng nhà ở và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường bất động sản tại Thành Phố Hồ Chí Minh đang có mật độ dân số trên 13 triệu người.
Kết nối vùng của TP.HCM vô cùng mạnh mẽ
Quy mô thị trường BĐS thành phố hiện nay đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của thành phố đồng và diễn ra làn sóng lan tỏa mạnh mẽ. Ban đầu xu hướng này mạnh lên ở các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh có bán kính gần Sài Gòn. Sau đó, sức lan tỏa vươn tới những địa phận thuộc “Vùng TP HCM” gồm các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Sự kết nối vùng ấn tượng này tạo thêm nguồn cầu, mở rộng và kích thích gia tăng quy mô thị trường.