Giãn tĩnh mạch và đối tượng hay mắc bệnh
Tĩnh mạch là các mạch máu đưa máu từ tứ chi và các tạng của cơ thể trở về tim. Khi các van một chiều của tĩnh mạch bị suy hay bị hư hại và không thể đóng kín, sẽ xuất hiện dòng máu trào ngược dẫn đến ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch và lâu dần dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính.
Suy tĩnh mạch được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch không thể bơm đủ máu trở về tim. Sự trao đổi chất giữa mao mạch và mô bị xáo trộn gây ra hiện tượng thoát dịch khỏi tĩnh mạch, làm phù chân, gây ra sự ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa tại các mô của da và lớp dưới da, lâu dần có thể dẫn tới thay đổi dinh dưỡng tại da, gây ra chàm và loét tĩnh mạch.
>>>> Xem thông tin về bênh Giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân hay gặp nhất của suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó và bệnh dãn tĩnh mạch. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân vừa có tắc dòng máu đi lên vừa có trào ngược trở lại qua các van bị hở. Mang vớ áp lực là một biện pháp điều trị hay được sử dụng nhất, có tác dụng làm giảm trào ngược, làm tăng tốc độ dòng máu tĩnh mạch sâu và làm giảm áp lực tĩnh mạch khi đi lại, đồng thời có tác dụng đề phòng được hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. (Xem thêm bài “Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới”, đăng ở Bản tin Bệnh viện ĐHYD số 29, phát hành tháng 9/2012).
>>>> Cách Dieu tri gian tinh mach
Suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng, lâu ngày và không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu. Hậu quả đầu tiên, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề. Do đó, những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét và nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, lở loét da diện rộng. Nhiễm khuẩn da bởi loét do giãn tĩnh mạch nếu gặp phải một số vi khuẩn như tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa) thì rất nguy hiểm, vì chúng kháng lại nhiều loại kháng sinh rất khó khăn cho điều trị. Và nguy hiểm hơn nữa là nguy cơ gây nhiễm khuẩn máu, một bệnh cực kỳ nguy hiểm.
>>>> Hiểu về các Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân
Hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là do máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim, từ tim, cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (động mạch bị xơ vữa) thì rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch máu não gây thiếu máu não gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim). Cục máu đông đi về phổi và gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.