Vi khuẩn HP là một loại vi trùng (vi khuẩn), nó có thể gây nhiễm trùng niêm mạc dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột). Hơn một nửa dân số thế giới đã bị nhiễm vi khuẩn này. Vi Khuẩn HP rất phổ biến hơn ở các nước đang phát triển. Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng hoặc vấn đề gây ra bởi khi nhiễm trùng HP. Vì thế những người này không biết rằng họ đang bị bệnh nhiễm khuẩn hp.
Vi khuẩn hp có tên gọi khác H.Pylori là nguyên nhân gây ra cho hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày và tá tràng. Một số trường hợp vi khuẩn hp không gây ra loét, khó tiêu.
Cách phát hiện vi khuẩn hp như thế nào?
Để biết mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không buộc phải dùng một số phương pháp sau để xác định
+ Xét nghiệm phân
+ Kiểm tra hơi thở
+ Xét nghiệm máu
+ Nội soi sinh thiết dạ dày
Cách điều trị vi khuẩn hp thông thường
Một lần điều trị con vi khuẩn hp các bác sĩ thường sử dụng nhiều loại kháng sinh trong 2 tuần gồm có
+ Kháng sinh dành riêng cho diệt khuẩn hp, khi đi khám tuỳ theo tình hình thực tế bác sĩ sẽ cho liều lượng cụ thể
+ Một loại thuốc ức chế axit thường sẽ giúp diệt sạch vi khuẩn HP sẽ ngăn chặn sự trở lại của loét dạ dày tá tràng.
Tác hại của vi khuẩn hp là gì? vi khuẩn hp có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến nhất của tá tràng và loét dạ dày. Khoảng 3 trong 20 người bị nhiễm khuẩn H. pylori phát triển loét. Vị trí gây loét có thể ở trên
+ Niêm mạc dạ dày (Loét dạ dày)
+ Tá tràng (loét tá tràng)
Những vết loét này do axit trong dạ dày gây ra. Nếu đi nội soi bạn có thể nhìn thấy bên trong ruột của mình, vết loét trông giống như một miệng núi lửa nhỏ, màu đỏ trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.
Một số tác hại hay mức độ nguy hiểm của vi khuẩn hp gây ra
Tác hại 1: Khi có vi khuẩn hp trong dạ dày rất dễ bị Viêm Loét Dạ dày Tá Tràng
Ở một số người bị bệnh dạ dày, vi khuẩn hp có thể không trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày mà axit trong dạ dày gây ra các vết loét. Chức năng của axit trong dạ dày dùng để nghiền thức ăn giúp, dạ dày tiêu hoá thức ăn tốt hơn để bảo vệ dạ dày không bị axit tấn công vào trong niêm mạc, dạ dày thường có lớp nhầy làm trung gian bảo vệ, khi lớp nhầy bị tổn thương axit này sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày dần tạo ra các tình trạng viêm và loét ở dạ dày.
Tác hại thứ 2: Dễ lây nhiễm sang cho người thân trong gia đình
Vi khuẩn hp khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì thường không có dấu hiệu gì nhưng nó lại dễ dàng lây nhiễm mà không ai biết
Ở một số người do vi khuẩn HP gây viêm niêm mạc dạ dày, tá tràng hay gọi là viêm dạ dày và có thể dẫn đến các vấn đề khác như thiếu vitamin B12. Trong một số trường hợp niêm mạc dạ dày bị phá vỡ sẽ làm lượng axit trong dạ dày tăng lên gây ra viêm và loét.
Tác hại thứ 3: Nhiễm vi khuẩn HP thường gây ra thiếu máu thường làm cho mọi người trở nên mệt mỏi, xanh xao, khó tiêu, ăn không ngon miệng
Tác hại thứ 4: Khi chủ quan với vi khuẩn hp, không điều trị kịp thời kéo dài dẫn đến vi khuẩn hp kháng thuốc, khó điều trị, tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 2-6 lần so với người không bị nhiễm vi khuẩn hp.