Ngày nay, viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh khá phổ biến và ai cũng có thể mắc phải. Những cơn đau đến bất chợt hay cơn đau dai dẳng sẽ cản trở công việc cũng như cuộc sống của bạn.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến
Khi căn bệnh dau da day ngày càng phổ biến, nguyên nhân gây ra bệnh cũng không còn là một ẩn số. Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày, có thể do một hoặc nhiều yếu tố khác cùng nhau gây nên.
Những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói… là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
Lạm dụng kháng sinh thuốc giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày.
Căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới những cơn đau triền miên.
Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
Rất nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh về dạ dày tá tràng do nguyên nhân thứ 4. Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người thông qua các hoạt động như hôn nhau, dùng chung bát đũa, uống chung ly… Vi khuẩn H.P còn có thể lây qua nguồn nước với việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chất thải của người nhiễm HP không được xử lý tốt khi thải ra môi trường nhiễm nguồn nước.
Theo thống kê, trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm trong vùng các nước có dân số nhiễm khuẩn H.P khoảng 70%. Tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có tới 700 người bị nhiễm H.P còn tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này tăng lên 90% người bị viêm loét dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn H.P.
Các triệu chứng đau dạ dày do khuẩn H.P
Việc nhiễm trùng H.P sẽ dẫn đến mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng. Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày bị trống vào ban đêm hoặc vài giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày tá tràng từ vi khuẩn H.P, các triệu chứng bệnh có những đặc thù riêng như: Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, đau ngực do đầy hơi, buồn nôn, Sốt, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân, nặng hơn có thể nôn ra máu (niêm mạc dạ dày bị vi khuẩn H.P làm tổn thương nghiêm trọng).
Để có thể chẩn đoán xem bệnh nhân có nhiễm trùng vi khuẩn H.P hay không, có 4 phương pháp phổ biến thường được sử dụng, bao gồm: Kiểm tra máu, Kiểm tra hơi thở (Xét nghiệm bằng phương pháp thổi máy), Kiểm tra bằng phương pháp Nội soi, Kiểm tra phân.